Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Trung Quốc “nhòm ngó” Bắc Cực, Nga dè chừng
Bắc Kinh đang có những bước tiến hướng tới Bắc Cực nhằm vào nguồn tài nguyên khí đốt và dầu của khu vực này.

 


Bài viết dưới đây của tiến sĩ lịch sử Konstantin Voronov – nghiên cứu viên cấp cao thuộc viện Kinh tế thế giới và Quan hệ Quốc tế tại Moscow, đã cho thấy những “toan tính” của Trung Quốc đối với khu vực giàu tài nguyên này.


 

Chế độ quốc tế hiện thời ở Bắc Cực đã cung cấp một số đặc quyền với những nước có bờ biển Bắc Cực. Việc xem xét lại chế độ quốc tế ở Bắc Cực sẽ dẫn tới những kết cục không tốt cho nhiều quốc gia, đặc biệt là Nga.

 

Một ví dụ điển hình là việc Bắc Cực được đưa lên làm “di sản chung của nhân loại” sẽ hợp pháp hóa việc Trung Quốc muốn có vai trò lớn ở Bắc Cực.

 

Trung Quốc cho rằng tương lai của Bắc Cực không nên chỉ được quyết định bởi các thành viên của Hội đồng Bắc Cực – trong hội đồng này, Trung Quốc không phải thành viên chính thức.

 

Trung Quốc cho rằng Bắc Cực rất quan trọng đối với tương lai của loài người nên bất kỳ quyết định nào liên quan đến khu vực sẽ phải tính đến cái nhìn và lợi ích của dân số hơn 1,3 tỷ người của Trung Quốc.

 

Các nước khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm Nhật, Hàn Quốc cũng coi Bắc Cực như một khu vực tiềm năm để khai phá.

 


Tàu Nga tại Bắc Cực

 

Phát triển cơ sở hạ tầng

 

Trong những năm gần đây, Trung Quốc bắt đầu sử dụng thế mạnh kinh tế để tạo lập vị trí địa chính trị tại Bắc Cực.

 

Bắc Kinh đã đầu tư một khoản lớn vào Canada cũng như bắt đầu hợp tác với Greenland và Iceland – 2 nước được coi là những những nước giữ cửa quan trọng của Bắc Cực. Trung Quốc cũng cố gắng phát triển mối quan hệ với Nga.

 

Trong chuyến thăm lịch sử của ông Tập Cận Bình tới Moscow vào mùa xuân năm 2013, 2 nước đã ký kết nhiều hợp đồng quan trọng bao gồm bản hợp đồng hợp tác khai thác tại Bắc Cực giữa 2 tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga và CNPC của Trung Quốc.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng sử dụng nhiều cảng được thuê của Triều Tiên để tăng cường những chuyến hàng qua tuyến

Biển Bắc của Nga.

 

Hai tuyến đường của Canada và Nga qua Biển Bắc có thể giúp các công ty vận tải tiết kiệm nhiều thời gian, tiền bạc cũng như giảm độ dài tuyến đường. Một ví dụ điển hình là độ dài hành trình giữa cảng Tây Bắc Murmansk của Nga và cảng Yokohama của Nhật là 12.000 hải lý qua kênh đào Suez sẽ giảm còn 5.700 hải lý qua Biển Bắc.

 

 

Sơ đồ các tuyến đường đi trên Biển Bắc

 

Cuộc chiến chính trị

 

Cuộc họp giữa 8 thành viên thường trực của Hội đồng Bắc Cực bao gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Nga và Mỹ tổ chức vào ngày 15/5/2013 tại thành phố Kiruna của Thụy Điển đã quyết định thông qua vai trò quan sát viên của Trung Quốc tại Hội đồng này.

 

Mặc dù, vai trò quan sát viên của Hội đồng Bắc Cực không có nhiều quyền hành nhưng Trung Quốc không có ý định chỉ quan sát từ phía sau.

 

Theo bà Linda Jakobson, giám đốc chương trình Đông Á tại Viện nghiên cứu Chính sách Quốc tế Lowy tại Sydney, Trung Quốc đang làm việc để chắc chắn rằng các quốc gia quan sát viên tại Hội đồng Bắc Cực có nhiều quyền quyết định ảnh hưởng tới tương lai Bắc Cực.

 

Nhật và Hàn Quốc luôn muốn trở thành các quan sát viên tại Hội đồng Bắc Cực tuy nhiên Bắc Kinh dường như đầu tư nhiều nỗ lực chính trị và ngoại giao hơn Tokyo và Seoul.

 

 

Trung Quốc "nhăm nhe" nguồn tài nguyên ơ Bắc Cực

 

Củng cố vị trí

 

Chính phủ Trung Quốc được cảnh báo về việc thay đổi khí hậu và môi trường của Bắc Cực. Tuy nhiên theo các chuyên gia đang làm việc tại Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Bắc Kinh đang lo ngại rằng các đối thủ của nước này sẽ sử dụng những thay đổi này cho mục đích riêng của họ.

 


Để đầu cơ cho những kịch bản như vậy, Tổng công ty đóng tàu Trung Quốc (COSCO), một trong những tập đoàn đóng tàu hạng nặng trên thế giới đã thực hiện những nghiên cứu công phu về việc tăng cường các tuyến vận tải ở Biển Bắc,

 

Ngành công nghiệp đóng tàu cũng tăng cường việc đóng tàu có khả năng hoạt động trong vùng biển đóng băng mặc dù họ không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

 

Một bằng chứng khác cho thấy ý đồ của Trung Quốc ở Bắc Cực là việc nước này đặt một tàu phá băng từ hang Aker Arctic của Phần Lan với dự tính giao hàng vào năm 2016.

 

Vào tháng 8/2012, một tàu phá băng của Trung Quốc đã hoàn thành chuyến thám hiểm Bắc Cực và thu được nhiều dữ liệu về điều kiện các tuyến vận tải qua khu vực này.

 

Trung Quốc có kế hoạch thực hiện các tuyến vận tải qua Biển Bắc vào cuối năm 2013. Nước này hi vọng vào cuối năm 2020, 16% lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ được chuyển qua biển Bắc sử dụng hạm tàu phá băng.

 

Những mối lo ngại của phương Tây

 

Mặc dù Trung Quốc không có chiến lược cụ thể nào cho việc khai phá Bắc Cực, Bắc Kinh đã cho thấy sự hứng thú đối với khu vực này trong những năm gần đây.

 

Bước ngoặt diễn ra vào năm 2007 khi Nga đặt lá cơ quốc gia bằng titanium ở đáy biển Bắc Cực. Bước ngoặt mang tính hình tượng này đã dẫn tới cuộc tranh cãi trên chính trường quốc tế về việc người sở hữu nguồn tài nguyên ở Bắc Cực, bao gồm cả

khu vực bờ biển Bắc Cực.

 

Trong những năm gần đây, tất cả các quốc gia Bắc cực đều có những dự án lập bản đồ năng lượng trong khu vực. Họ muốn xác định các đường biển giới chính xác của thềm lục địa trong vùng duyên hải để làm căn cứ cho các yêu cầu của họ đệ trình lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc phụ trách các đường biên giới với dữ liệu khoa học.

 

Đây là bước đầu tiên trong việc bắt đầu khai thác dầu, khí đốt cùng với những tài nguyên khác ở Bắc Cực.

 

Nga và Nauy là những nhà lãnh đạo không thể tranh cãi đối với khu vực này. Còn Trung Quốc thì có vẻ đang ghen tị với những nỗ lực của Nga ở Bắc Cực.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)
    Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh (13-05-2024)
    Ukraine thay chỉ huy chủ chốt giữa lúc Nga tiến quân về Kharkiv (13-05-2024)
    4 tiểu đoàn Chechnya chuẩn bị tấn công vào Sumy? (12-05-2024)
    Chung cư Nga trúng pháo kích nghi từ Ukraine, 22 người thương vong (12-05-2024)
    Saudi Arabia tái khởi động tòa tháp cao nhất thế giới (12-05-2024)
    Cuộc tấn công của Nga khiến Ukraine lộ điểm yếu chết người (12-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Iran sắp có nữ phó tổng thống đầu tiên (13-08-2013)
    Philippines muốn được sử dụng thêm các khí tài quân sự của Mỹ (13-08-2013)
    Anh - TBN dọa kiện nhau vì tranh chấp lãnh thổ (13-08-2013)
    Các ông Obama, Tập Cận Bình bàn gì tại thượng đỉnh Mỹ-Trung? (13-08-2013)
    Al-Qaeda trỗi dậy, hay màn kịch vụng về của người Mỹ? (12-08-2013)
    Con đường tới hòa bình của Mali còn nhiều chông gai (11-08-2013)
    Al-Qaeda lại khiến nước Mỹ hoảng loạn (11-08-2013)
    Ấn Độ sắp chạy thử tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên (11-08-2013)
    Snowden tiết lộ mục tiêu do thám hàng đầu của Mỹ (11-08-2013)
    Nga - Mỹ: Quá nhiều bất đồng (11-08-2013)
    Nga: Tình bạn với Syria không thể quy đổi bằng tiền (10-08-2013)
    Lãnh đạo đối lập Campuchia kêu gọi quân đội chống chính phủ (10-08-2013)
    Vì sao tướng lĩnh Mỹ không muốn tham chiến ở Syria? (10-08-2013)
    Obama ví Putin như 'một đứa trẻ chán chường' (10-08-2013)
    Cuộc đời huyền thoại Nelson Mandela qua ảnh (10-08-2013)
    Tổng thống Mỹ cam kết cải cách chương trình theo dõi (10-08-2013)
    100 ngày cầm quyền đầu tiên của tân Tổng thống Venezuela (09-08-2013)
    Mỹ bán vũ khí cho Ấn Độ để vây Trung, hất Nga (09-08-2013)
    Iran bị nghi xây căn cứ phóng tên lửa đạn đạo (08-08-2013)
    Phá âm mưu al-Qaeda phóng tên lửa tấn công các sứ quán (08-08-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153124992.